Ăn hải sản sống: Quá nguy hiểm!

Do sông nước ngày càng ô nhiễm trong vài thập niên gần đây, nhiều chứng bệnh nghiêm trọng thậm chí là tử vong đã xảy ra do con người ăn sống thực phẩm

ăn cá sống
Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy người ăn cá sống thường xuyên có tần suất rủi ro bị xơ gan trên 50%. Ảnh: Hoàng Triều

Hàng trăm năm nay, con người đã ăn sống các loại hải sản như cá, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến… Những loại hải sản này nếu được ăn sống quả là có hương vị lạ thường, chất dinh dưỡng sẽ được “bảo toàn” hơn so với khi nấu chín. Chả thế mà ít ai “cầm lòng” trước món tôm sú tươi chấm washabi hay một đĩa gỏi cá Hà Ra đầy “khêu gợi”…

Coi chừng “dính” virus, ký sinh trùng

Trong cuộc “mưu sinh”, các loại động vật thân mềm buộc phải tiêu hóa một số lượng lớn các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, các chất hóa học và những chất nhiễm bẩn khác trong môi trường nước, trong đó có các loại vi khuẩn gây bệnh dịch tả và virus gây bệnh viêm gan siêu vi A... Điều đáng lưu ý là những loại vi khuẩn và virus này không hề gây hại cho các động vật thân mềm nhưng lại tỏ ra rất nguy hiểm đối với con người.

Qua nấu nướng, những loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng này sẽ bị tiêu diệt. Thế nhưng, nếu các loại hải sản được ăn không qua nấu nướng hoặc nấu chưa chín thì thực khách có thể sẽ bị “dính” nhiều căn bệnh vô cùng nghiêm trọng.

Tôm, cua: “Khách sạn” của giun, sán

Tôm, cua là nơi trú ẩn của vô số các loại giun, sán ký sinh. Điển hình như loại giun có tên Latin là Paragonimus westermani. Cua, tôm là vật chủ trung gian cho loại ký sinh độc hại này. Những người ăn sống chúng sẽ mắc bệnh paragonimiasis (tạm dịch là chứng ho ra máu). Đây là một dạng bệnh nhiệt đới do nhiễm sán paragonimus trong phổi, triệu chứng như viêm phế quản, khó thở, ho ra máu. Hiện có hơn 22 triệu người trên thế giới bị nhiễm loại ký sinh trùng này.

Khi xâm nhập cơ thể, chúng sẽ “tạm trú” ở tá tràng, qua thành ruột rồi vào khoang bụng. Sau đó, chúng sẽ vượt qua thành bụng và cơ hoành để vào phổi. Loại ký sinh trùng này cũng có thể “chuyển địa bàn” đến những cơ quan, bộ phận khác như não và các cơ sợi - nơi chúng có thể “định cư” trên 20 năm. Trên đường xâm nhập cơ thể, loại ký sinh trùng này luôn để lại các “hành tung” như gây tổn thương phổi, viêm ruột… Những dấu hiệu cấp thời cần lưu ý là đau bụng, ho, sốt, nổi mề đay, tăng bạch cầu eosinophilics, tiêu chảy, rối loạn hô hấp, phì đại gan, lách…

Cá sống dễ gây xơ gan

Cá thường rất dễ bị nhiễm sán lá gan. Loại ký sinh trùng này có thể “bài binh bố trận” ở các ống dẫn mật trong gan và túi mật. Một khi sán lá gan xâm nhập cơ thể con người, chúng sẽ gây viêm nhiễm các đường ống dẫn mật dẫn đến hậu quả là gây khó khăn cho việc dẫn mật từ gan về túi mật và ruột. Tiến trình gây viêm ống dẫn mật có thể gây đau, vàng da, sốt… và trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến xơ gan. Sự nhiễm sán lá gan sẽ làm ngăn cản sự lưu chuyển máu trong gan, làm cho gan mất khả năng sản xuất chất dinh dưỡng, không còn khả năng làm sạch máu và khử độc. Những nghiên cứu lâm sàng cho thấy những người ăn cá sống thường xuyên sẽ có tần suất rủi ro bị xơ gan trên 50%.

Hàu sống: Nơi tử thần tá túc

Hàu còn sống chứa rất nhiều nguyên sinh vật và vi khuẩn. Trong những tháng hè ấm áp, số lượng “nhân khẩu” ký sinh, tá túc trong thịt hàu càng gia tăng gấp bội. Những loại ký sinh trùng “khét tiếng” nhất trong hàu là Vibrio parahaemolyticus, Vibrio vulnificus… Các loại vi khuẩn này sẽ gây nên những triệu chứng như nóng lạnh, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, tổn thương da. Những người bị tiểu đường, ung thư, mắc các bệnh về gan, rối loạn miễn dịch, các bệnh về đường tiêu hóa khi nhiễm những ký sinh trùng trong hàu có thể tử vong chỉ sau 2 giờ. Vì vậy, những người mắc các bệnh nói trên tuyệt đối không ăn hàu sống.

Nhiều người tin rằng vắt chanh vào hàu và các loại hải sản khác (gọi là tái chanh) thì có thể trừ họa nhưng thực ra chanh chỉ làm… mùi vị ngon thêm, chứ không hề có tác dụng diệt khuẩn, diệt ký sinh trùng. Chỉ có nấu chín hải sản mới có thể diệt sán, trừ giun và chúng ta hãy nhớ điều đó!

Người lao động, 03/12/2015
Đăng ngày 04/12/2015
Dược sĩ Nguyễn Bá Huy Cường

Giải thích hiện tượng: Tại sao tôm lại bị cong khi nấu chín?

Tôm là một loại thực phẩm phổ biến và được ưa chuộng trong bữa ăn của nhiều gia đình. Việc nấu tôm đúng cách không chỉ giữ được hương vị thơm ngon mà còn giúp tôm giữ được hình dáng hấp dẫn.

Tôm nấu chín
• 09:55 28/05/2024

Săn lùng loài ốc “ hoàng hậu” với giá đắt đỏ

Những năm gần đây, ốc hoàng hậu khá nổi tiếng bởi thịt thơm ngon, được giới nhà giàu săn lùng mua dù có giá đắt đỏ lên tới hàng triệu đồng. Tuy vậy chúng cũng khá khan hiếm, muốn thưởng thức loại ốc nữ hoàng này, khách thường phải đặt trước.

Ốc hoàng hậu
• 08:00 29/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 10:06 17/04/2024

Cá chét - Loài cá đầy chất dinh dưỡng cho sức khỏe

Được mệnh danh là đệ nhất hải sản biển, cá chét sống ở vùng nước mặn và là một phần không thể thiếu trong ẩm thực cá biển. Cá chét là một loại hải sản hảo hạng, được biết đến với chất thịt ngon và là một trong những loại cá mang đầy giá trị dinh dưỡng cao cho sức khỏe.

Cá chét
• 10:22 11/04/2024

Nhân rộng mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Trong vài năm trở lại đây, nuôi tôm ứng dụng công nghệ Semi – Biofloc tại tỉnh Bình Định được áp dụng ngày càng rộng rãi trong các hộ dân. Đây là công nghệ nuôi tôm thương phẩm giúp giảm được dịch bệnh, tiết kiệm được chi phí sản xuất, kiểm soát tốt dư lượng kháng sinh trong con tôm thương phẩm, giúp nâng cao được giá thành sản phẩm và thu nhập tăng hơn đáng kể so với trước đây.

Ao nuôi
• 16:01 17/06/2024

Thực khuẩn thể kiểm soát lây nhiễm Aeromonas Hydrophila trên cá

Thể thực khuẩn ngày càng được sử dụng làm tác nhân kiểm soát sinh học chống lại vi khuẩn gây bệnh. Một báo cáo phân lập được thực khuẩn thể Akh-2 từ đảo Geoje, Hàn Quốc kiểm soát bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn Aeromonas hydrophila.

Cá
• 16:01 17/06/2024

Men vi sinh cho ao nuôi tôm quảng canh

Nuôi tôm quảng canh là một phương pháp nuôi tôm phổ biến ở Việt Nam, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc quản lý chất lượng nước và môi trường trong ao nuôi luôn là thách thức lớn đối với người nuôi tôm. Trong bối cảnh này, men vi sinh đã trở thành một giải pháp hữu hiệu giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe tôm và tăng năng suất.

Men vi sinh
• 16:01 17/06/2024

Giải thích hiện tượng tôm thường trốn dưới đáy khi trời mưa

Trời mưa mang lại nhiều lợi ích cho môi trường và đời sống con người, nhưng với người nuôi tôm, mưa lại là một hiện tượng thiên nhiên đầy thách thức. Một trong những hành vi thường thấy là tôm thường trốn dưới đáy ao khi trời mưa.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:01 17/06/2024

Gỡ khó trong đăng ký tàu cá và cấp giấy chứng nhận đối tượng nuôi thủy sản chủ lực

Sáng ngày 14.6, UBND huyện Tuy Phước tổ chức họp bàn các giải pháp khắc phục những tồn tại, khó khăn trong đăng ký tàu thuyền và cấp giấy chứng nhận nuôi thủy sản chủ lực trên địa bàn huyện.

Cuộc họp
• 16:01 17/06/2024
Some text some message..